Trên thế giới, công nghệ phun phủ đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp từ khá lâu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Phun Phủ đối với nhiều người còn là một khái niệm khá mới mẻ, đôi khi còn rất mơ hồ dễ gây nhầm lẫn. Để có cái nhìn tổng quát chúng tôi xin được giới thiệu với quý vị những điều cơ bản nhất về phun phủ.
Phun phủ là 1 thuật ngữ chung cho 1 nhóm các quy trình được sử dụng để phủ một loại vật liệu có đặc tính theo yêu cầu lên bề mặt chi tiết khác. Quá trình phun phủ có liên quan đến nhiệt, được gọi là phun phủ nhiệt (Thermal Spray). Giới hạn trong khuôn khổ website chúng tôi sẽ tập chung vào vấn đề Phun Phủ Nhiệt (gọi tắt là Phun Phủ). Tại Việt Nam, Phun phủ nhiệt thường được gọi là Phun Phủ Kim Loại.
Trên thực tế có những công nghệ phun phủ nhiệt nào?
Phân loại phun phủ nhiệt
* Theo tác nhân phun:
- Phun bằng ngọn lửa khí cháy (Flame Spray)
- Phun bằng hồ quang điện (Arc Spray)
- Phun bằng Plasma (Plasma Spray)
- Phun HVOF (High Velocity Oxy-Fuel)
* Theo nhiệt độ:
- Phun nóng (nhiệt độ bề mặt chi tiết trong quá trình phun >250 độ C)
- Phun nguội (nhiệt độ bề mặt chi tiết trong quá trình phun <250 độ C)
* Theo dạng vật liệu phun:
- Phun bột.
- Phun dây.
Thực tế cho thấy có rất nhiều chi tiết khi làm mới hay phục hồi có thể lựa chọn giữa hàn đắp hoặc mạ hoặc phun phủ để đắp lên bề mặt một lớp vật liệu mới có cơ tính được yêu cầu trước. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp chỉ có thể áp dụng phun phủ mà không thể hàn hay mạ và ngược lại. Chúng ta hãy xét đến những đặc điểm chung của phun phủ như sau:
Đặc điểm chung của phun phủ:
- Phạm vi rộng: Chống ăn mòn, chống mài mòn, chống mỏi, chịu nhiệt..
- Vật liệu phủ rộng: Kim loại, phi kim, hợp kim, gốm..
- Tốc độ cao: đến 36kg/h.
- Độ dày lớp phủ: từ 50 micro đến 12mm.
- Không có hoặc rất ít biến dạng nhiệt: nhiệt độ của vật phun nhỏ thường nhỏ hơn 150˚C.
- Giúp bảo vệ các chi tiết quan trọng.
- Phủ được các chi tiết có hình dạng phức tạp.
- Lực kết dính mạnh chịu được các ứng dụng hạng nặng (tùy công nghệ phun phủ).
Hình ảnh về phun phủ Hồ Quang Dây Đôi (gọi tắt là phun dây)
Vậy có thể thấy, chúng ta nên ứng dụng phun phủ khi:
- Chi tiết yêu cầu độ chính xác, yêu cầu không biến dạng nhiệt, không ứng suất dư.
- Chi tiết cần phải phủ các dạng vật liệu phi kim loại, có độ cứng cao.
- Chi tiết cần đắp một lớp vật liệu tương tự như mạ nhưng chiều dày lớp đắp lớn (lớp mạ thường rất mỏng)
Hình ảnh về phun HVOF kết hợp robot
Đến đây chắc hẳn rất nhiều Quý vị sẽ thắc mắc: “Liệu lớp phun có an toàn?” “Liệu lớp phun có xảy ra bong tróc trong quá trình sử dụng?” “ Điều gì khiến lớp phun bám tốt trên nền?” Xin Quý vị cứ hoàn toàn yên tâm, với những công nghệ hiện đại, các vấn đề trên người ta đã tính toán hết cả rồi. Độ bám dính cũng như đặc tính của lớp phun có thể đáp ứng được hầu hết các ứng dụng hạng nặng. Để dễ hình dung, Quý vị hãy nhớ rằng, với công nghệ tiên tiến nhất (không phải phun phủ nhiệt), người ta có thể dùng phun phủ để chế tạo lưỡi Các bít trong các dao cắt gọt kim loại.
|